YÊU XƯA VÀ NAY
Tình yêu là đề tài muôn thuở của nhân loại. Nói đến tình yêu thì có muôn vàn cách khác nhau. Đối với thi sĩ Xuân Diệu:
“Yêu là chết trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.” (Yêu)
Nhưng với những ai đang yêu, thì yêu, đâu chỉ là “chết ở trong lòng
một ít”! Vì vậy mà trong men say tình ái, chàng thi sĩ này đã phải thốt
lên:
“Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ,
Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần,
Anh phải nói, phải nói và phải nói.”(Phải nói)
Còn Nguyễn Bính thì cứ yêu như kẻ si tình, biết đấy nhưng không sao lý giải, muốn trốn chạy nhưng sao lại tìm đến:
“Yêu yêu yêu mãi thế này!
Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu.”
Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu.”
(Lòng yêu đương)
Lòng ngập ngừng chen lẫn nỗi nhớ nhung là tâm trạng yêu đương của Hồ Dzếnh:
“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân.
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: gớm, làm sao nhớ thế!”
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân.
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: gớm, làm sao nhớ thế!”
(Ngập ngừng)
Tình yêu đâu chỉ nỗi niềm nhung nhớ đong đầy, nhưng có khi là những năm dài lận đận cho nhau. Đấy là cảm nhận của cái đời lận, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã cảm tác nên những vần thơ:
“Hai năm tình lận đận
Hai đứa cùng xanh xao
Mùa đông, hai đứa lạnh
Cùng thở dài như nhau.”
Hai đứa cùng xanh xao
Mùa đông, hai đứa lạnh
Cùng thở dài như nhau.”
(Hai năm tình lận đận)
Một thoáng nhìn về tình yêu để thấy những
cung bậc trầm bổng. Có khi là vườn hồng, có khi là gai nhọn, có lúc
nắng hạn, có lúc mưa rơi; lắm khi vui nhưng không thiếu nỗi buồn; có nỗi
niềm nhung nhớ, cũng có nỗi sầu thương đau, có sự ngọt bùi, cũng có cái
đắng cay, có những tháng ngày êm trôi, nhưng cũng có những năm dài lận
đận.
Tình yêu là thế và muôn đời vẫn thế. Dẫu có thế nào, thì cái mà làm nên tình yêu vẫn mãi là lòng chân thành, thủy chung.
Chúng ta đang sống trong thời đại được
mệnh danh là khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Cái gì cũng máy móc, hiện
đại hóa và làm nên những sản phẩm như “mì ăn liền”, thì tình yêu, liệu
rằng, có bị “khoa học hóa” đúc khuôn cho ra lò như những sản phẩm “mì ăn
liền” hay không?
Tôi tham dự đề tài tình yêu thời @
của chương trình chuyên đề, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn
do diễn giả Ngô Minh Uy, Giám đốc trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông
Phố và là giảng viên trường đại học KHXH và Nhân Văn, đã góp phần giúp
các bạn trẻ định hướng cho tương lai nẻo đường và tìm về một tình yêu
đích thực.
Chuyện yêu đương của thời xưa khác lắm so
với bây giờ. Có cái gì đó ngây ngô và dại khờ. Có cái gì quê lắm mà sao
thật tình tứ. Có cái gì đó bẽn lẽn nhưng thật nên thơ. Trai gái quen
nhau nghe thật nên duyên nhưng cũng đầy sự kín đáo. Chàng trai muốn làm
quen một cô gái, anh phải mượn hình ảnh ẩn dụ để nói bóng gió xa xôi:
“Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”
Cô gái cũng đâu thua gì, hết sức tinh tế và ý nhị để đáp rằng:
“Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
(Ca dao)
Nghe chàng và nàng đối đáp với nhau ngọt ngào, nên thơ, hợp duyên như mùa lúa chín:
“Em đứng bên ni đồng,
Anh đứng bên ngô đồng,
Hát câu quan hò mà í í làm quen”
(Họa lại của Trần Đình Quân, Ta lại về đồng làng ta)
Khi chàng và nàng quen nhau, những cử chỉ âu yếm mà nghe sao thấy như một tình yêu lung linh trăng tỏ.
“Trước cầm tóc sau cầm tay,
Mân mê sợi tóc mà say sợi tình”
Chao ôi, đẹp quá! “Bình thường thôi mà
nghe sao không bình thường”. Đúng là những cái phi thường thường nằm
trong những điều bình thường và tầm thường. Bởi tình yêu ấy được xuất
phát từ con tim tinh ròng, từ một tình yêu trong sáng, với tất cả tấm
lòng chân thành, yêu thương, không tính toán, không vụ lợi. Có thế tình
yêu của chàng và nàng mới thủy chung, son sắt, bền chặt.
Có lẽ, nhiều bạn trẻ chép miệng bảo sến quá!
Xin thưa, đấy là chuyện thật.Nam nữ chỉ cần giáp mặt thôi, thì ngại
ngùng e thẹn không biết nói năng chi. Ngố lắm! Để nắm tay nhau chắc phải
can đảm như thế nào, nhưng tim đập phình phịch, mắt chớp beng beng, tay
chân run rẩy. Thậm chí, ông bà ta cưới nhau mới biết mặt người mình
yêu. Vậy mà sao tình yêu của các ngài thủy chung, gia đình hạnh phúc,
con cái sum vầy, đầy tiếng yêu thương.
Xã hội văn minh, tân tiến. Thời đại thay
đổi, con người cũng cần phải đổi thay để thích nghi với thời cuộc. Đúng.
Không thể đem mọi cái ra so sánh với thời xưa rồi bảo nam – nữ thời nay
hỏng hết! Không, ta vẫn chân nhận những giá trị cao đẹp và những thành
tựu khoa học công nghệ đem lại cho con người. Con người đang bước đến
đỉnh cao của văn minh, của tri thức. Chúng ta tạm nói theo nghĩa khoa
học, con người như từ trong bóng tối bước ra ánh sáng của kỷ nguyên công
nghệ kỹ thuật cao. Cám ơn người làm ra khoa học. Cám ơn người tạo nên
nền văn minh sáng chói. Cám ơn bạn trẻ, những người có đầu óc nhạy bén
với thời cuộc để lịch sử sang trang.
Thiết tưởng, cũng cần nhìn lại đời sống
mà những gì khoa học kỹ thuật công nghệ đem lại. Thành quả ấy phải giúp
con người thăng hoa, nhưng đằng này, lắm khi lại tha hoá, xét theo khía
cạnh giá trị tình yêu.
Chúng ta đang sống trong một xã hội văn
mình. Nhưng con người đang phải đối diện với rất nhiều khủng hoảng, đặc
biệt là khủng hoảng về niềm tin và đạo đức. Đức giáo hoàng Benedictô XVI
đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa làm nên khủng hoảng này là con người ngày
nay mất dần cảm thức về tội lỗi. Con người không biết sợ tội, hành động
theo bản năng nên chuyện ngoại tình, ly dị, phá thai, đâm chém, cướp
bóc, bạo lực, giết người, tự tử, sống hờ, sống thử, ngoảnh mặt trước
những nỗi đau thương của đồng loại… ngày một gia tăng.
Đây như là hồi chuông cảnh tỉnh, cần phải tìm về cái bản chất tốt lành của con người.
Nếu ngày xưa là thuần phong mỹ tục, là sự
kính trọng, vâng phục, thì ngày nay người trẻ như xé rào vượt lối, thể
hiện đời sống “phóng khoáng, thoáng mát”. Vì “phóng quá” và “thoáng quá”
nên phóng khoáng trở thành phóng túng, vô độ.
Nếu trước đây là sự ngập ngừng, e thẹn
khi nam – nữ quen nhau, thì bây giờ như không còn nữa. Chỉ cần bật máy,
gặp nhau qua “chát chít” là ok tới bến cũng được. Hay nhấc máy điện
thoại “a-lô, anh đó hả?” là có thể hò hẹn, tình tứ xả ga. Chất duyên,
chất lãng mạn, nên thơ và hàng rào đạo đức như không còn nữa!
Nếu ngày xưa là tình trung thành, son sắt, bền chặt thì ngày nay người ta thay tình như thay áo. Có phải “tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không thèm nuối tiếc”? Tình yêu thiêng liêng bị mang ra như một món hàng, làm trò đùa mua vui.
Nếu ngày xưa con người đặt nhân cách, đạo
đức lên hàng đầu, thì ngày nay lại cho xuống hàng thứ yếu, nếu không
muốn nói là xem thường.
Nếu xưa kia “chữ trinh đáng giá nghìn vàng”,
thì ngày nay tấm thân trinh tiết cao quý lại bị nhòe nhoẹt, vẩn đục bởi
tư tưởng hiện đại và lối sống phóng túng. Người ta xem chuyện sống thử
trước hôn nhân là điều bình thường. Trinh tiết hay không trinh tiết
không là vấn đề!
Nếu trước đây con người nguyện một đời
chung thủy, thì ngày nay người ta dễ dàng ly thân, ly dị, gia đình tổ ấm
yêu thương tan vỡ như bong bóng. Chưa có bao giờ tình yêu ăn chung ở
chạ và sống hờ, sống thử như hôm nay.
Nếu ngày xưa con người sống có yêu thương
đức độ, có trách nhiệm lương tâm, thì ngày nay con người lại có xu
hướng phủi tay, rũ bỏ trách nhiệm, phi tang hiện trường dễ như ăn cháo.
Chưa có thời nào mà con người phá thai tàn nhẫn và nhiều như bây giờ.
Nếu xưa kia “chữ tín” là phẩm chất cao
trọng của con người, thì ngày nay gian dối, lường gạt như một cái “mốt”.
Sở khanh xuất hiện nhan nhản khắp nơi.
Chưa bao giờ giá trị tình yêu thiêng liêng cao quý lại bị đảo lộn như bây giờ.
Như vậy, khoa học văn minh tiến bộ không
phải không có vấn đề. Đừng quá vội lạc quan vỗ tay hoan hô, nhưng cũng
đừng quá vội bi quan để quơ tay chụp mũ. Thiết tưởng, cũng cần phải nhìn
lại. Cái gì cũng có những lý do riêng của nó.
Chắc hẳn chúng ta cần phải quay trở về nguồn.
Cái gì làm nên tình yêu vĩnh cữu? Cái gì tạo ra tình yêu bền chặt? Làm sao để có được một tình yêu trung thành?
Phải chăng là cái phong độ, đẹp trai hay
cái chân dài, xinh gái? Nếu hết cái đẹp trai phong độ, hết cái chân dài
xinh xắn kia, thì liệu rằng tình yêu có còn nữa hay không? Bởi chính ta
đã chọn lựa giá trị tình yêu vào cái bị mai một, nên hết cái đẹp trai
phong độ, chỉ còn cẳng gà khô queo héo quắt, thì tình sẽ trở nên phai
mờ, lịm tắt.
Nếu là sự rạo rực của xác thân, thì cũng
đến một ngày thân xác bệu rệu thì tình yêu cũng không còn nữa, bởi “bạo
phát thì bạo tàn”. Lúc này tình yêu chỉ là cục thịt. Chán phèo! Lãng
nhách!
Có một khoảng trời ngăn cách giữa tiền
tài, danh vọng và tình yêu. Bởi tình yêu chân thật ở trong tim, tiền tài
danh vọng là vẻ hào nhoáng khoác lên chiếc áo bề ngoài. Con người có
thể dễ dàng cởi lớp vỏ bề ngoài và khoác cho mình một vẻ hào nhoáng
khác. Vậy tình yêu đích thực nằm ở đâu?
Diễn giả Ngô Minh Uy cho rằng, một tình
yêu hoàn hảo nằm ở ba khía cạnh: sự đam mê/lãng mạn, sự thân thiện/gần
gũi, sự cam kết/gắn bó.
Với tôi, vẫn cần phải thêm vào đôi khía
cạnh. Đó là sự chân thành, kính trọng trong yêu thương và sự đón nhận,
chấp người người tôi yêu, vì tình tôi yêu là tất cả.
Tôi muốn triển khai những khía cạnh trên,
nhưng vì bài viết có hạn. Hơn nữa, tình yêu thì muôn sắc muôn mầu. Xin
dành khoảng trời riêng để cho tình yêu mỗi người lên tiếng.
Kính chúc mọi người, đặc biệt các bạn trẻ
có được một tình yêu vẹn tròn, trung trinh, bền chặt, biết giữ gìn và
làm cho “hòn ngọc tình yêu” sáng mãi trong thời đại khoa học kỹ thuật
công nghệ lên ngôi – thời @.
Xin mượn lời người thi sĩ năm nào để nói thay cho lời kết:
“Bạn lòng ơi! đây tâm tình se sắt…
Yêu ngàn lần mà chẳng nói đôi câu
Bạn có nghe mắt nói cùng nhau?
Ngập ân ái mắt xanh rờn rợn sóng…
(Họa Nhiên, sứ thần tình yêu)
Yêu ngàn lần mà chẳng nói đôi câu
Bạn có nghe mắt nói cùng nhau?
Ngập ân ái mắt xanh rờn rợn sóng…
(Họa Nhiên, sứ thần tình yêu)
“Anh đừng hỏi vì sao em yêu anh
Đơn giản lắm, câu trả lời vẫn thế
Em yêu anh vì ở đời không thể
Còn gì hơn ngoài anh để em yêu
…
Nhưng với em yêu thế vẫn chưa vừa
Nếu em được hóa mình tròn chín kiếp
Thì anh ơi, em vẫn còn yêu tiếp
Bởi trên đời Chỉ-Có-Một-Anh-Thôi!”
Đơn giản lắm, câu trả lời vẫn thế
Em yêu anh vì ở đời không thể
Còn gì hơn ngoài anh để em yêu
…
Nhưng với em yêu thế vẫn chưa vừa
Nếu em được hóa mình tròn chín kiếp
Thì anh ơi, em vẫn còn yêu tiếp
Bởi trên đời Chỉ-Có-Một-Anh-Thôi!”
(Chỉ có mình anh thôi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.