GIÁO XỨ TRUNG THÀNH – PHỐ KÊNH 8 - Vào năm 1959, có 21 gia đình với 81 người đến sinh sống. Năm 1964, giáo họ Trung Thành được thiết lập và thuộc giáo xứ Trung Tâm Cái Sắn. Năm 1973, được trở thành một giáo xứ. 1964 : Cha Px. Nguyễn Thượng Uyển 1973 : Cha Gs. Vũ Trung Nghiêm 1976 : Cha Gs. Cao Văn Bài 1987 : Cha Gk. Đặng Văn Phàn. 2009 : Cha Gs. Vũ Đức Thận. - Giáo dân khoảng 3.259 nhân danh, trên tổng số 6.325 người. - Nhà thờ hiện nay được xây dựng vào năm 1981 và được hoàn thành vào năm 1990. *Đặc điểm về mục vụ: - Giáo xứ chủ trương tinh thần chung: Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc với đường hướng đặt ra: Tốt đời đẹp đạo, sống bác ái chia sẻ. - Giáo xứ có các đoàn thể: Dòng ba, Hiền mẫu, Gia trưởng, Giáo lý viên, Ca đoàn, Thiếu nhi. - Các lớp giáo lý học quanh năm – các khóa giáo lý hôn nhân, dự tòng được mở thường xuyên. !

10 tháng 12, 2011

Các Nước Mừng Lễ Giáng Sinh Thế Nào?


Giáng sinh - thời điểm mà niềm vui, hy vọng, thiện chí và tình thân ái tràn trề ở mỗi con người - được xem là một trong những lễ lớn và thi vị nhất trong dân gian. Người dân các nước mừng lễ Noel với những sắc thái và phong tục khác nhau như thế nào?

1) Anh: Người ta đón Noel bằng cách trang hoàng cây Giáng Sinh thật lộng lẫy. Người Anh không ăn lễ nửa đêm vào ngày 24 mà vào chiều 25 tháng 12. Ðêm 24 tháng 12 họ cũng đi dự lễ nửa đêm, khi về là ngủ ngay. Ðối với họ, lễ sáng 25 mới là buổi lễ quan trọng. Người Anh có tục lệ rất hay là sau món gà tây là chiếc bánh Giáng Sinh được mang ra, ông bố đổ vài thìa chocolate lên trên chiếc bánh, bật lửa, cùng lúc ấy đèn trong phòng đều tắt hết, chỉ còn lại màu sắc của ngọn lửa xanh huyền ảo lung linh. Khi lửa tắt, đèn sẽ được bật sáng lên. Lúc này, ông bố cắt bánh chia cho mọi người. Ðiều may mắn sẽ nằm trong đồng xu khi nướng bánh bà mẹ đã đặt vào. Ai được đồng xu ấy sẽ được nhiều tài lộc trong năm mới.

Đêm Noel, bọn trẻ viết lá thư liệt kê một loạt món quà chúng thích để gửi ông già Noel. Chúng ném thư vào lò sưởi vì tin rằng lá bánh ngọt và người nào ăn mẩu bánh có vật này sẽ nhận được nhiều may mắn trong năm mới. Anh là quốc gia đầu tiên chưng cây tầm gửi (biểu tượng cho hòa bình và hạnh phúc) trong dịp Giáng sinh.

2) Áo: Ngày 24/12, ông Noel mang quà và cây Giáng sinh đến tặng trẻ em. Bọn trẻ sẽ chờ cho đến khi chúng nghe tiếng chuông leng keng rồi cùng nhau vào một phòng đặc biệt có chưng cây thông đã được trang hoàng với nến và bánh kẹo. Cả gia đình sẽ ca vang các bài hát mừng Giáng sinh và chúc tụng lẫn nhau.

3) Ấn Độ: Ở Ấn Độ, chỉ có ít người theo đạo Kitô giáo tổ chức lễ Noel. Nhưng gần đây, buổi lễ đêm 24 tháng 12 trở nên rất phổ thông đối với trẻ em. Ðêm đó, các bậc phụ huynh cho phép con cái mình đi chơi lâu hơn bình thường để vui chơi thoải mái. Noel Ấn Độ chính là thêm cơ hội để tổ chức ngày lễ hội giữa bạn bè.

n độ mới biết đến việc vui đón Giáng sinh ít năm trở lại đây. Đi sau nhưng không hề thua kém, người dân Ấn Độ dành tình cảm rất nồng nàn cho dịp lễ tuyệt vời này.

"Giáng sinh trong vòng năm năm gần đây hết sức nhộn nhịp và khác hẳn những gì diễn ra trước đó. Người ta đổ xô đi mua quà, thiệp, nến, cây thông và trang phục ông già Noel", anh Sanjeev Arora, Giám đốc Công ty bán lẻ Archies ở Ấn Độ cho biết, "Trong đó, thanh niên là những người tham gia nhiệt tình nhất".

Người Công giáo tại đây không trang hoàng cây thông mà thay vào đó là... cây xoài hoặc chuối để chào đón lễ Noel. Lá xoài thỉnh thoảng cũng được dùng để trang trí nhà cửa trong dịp này. Ở một số nơi tại Ấn Độ, loại đèn dầu bằng đất sét được dùng phổ biến trong mùa Giáng sinh. Chúng được treo ở mái hiên và được treo rải rác trên tường nhà. Nhà thờ được trang trí bằng cây trạng nguyên dưới ánh sáng lung linh của những ngọn nến suốt mùa lễ.

4) Ba Lan: Gia đình người Ba Lan thường mời khách đến dự bữa ăn đêm Giáng Sinh. Số lượng đĩa dọn ra bàn phải luôn là số lẻ 5 , 7 hay 9… và số người tham gia phải luôn bằng con số đó. Phần quan trọng đặc biệt của bữa tiệc là lúc bẻ chiếc bánh oplatek, là chiếc bánh quế mỏng có in quang cảnh Chúa Giêsu ra đời. Chiếc oplatek bẻ ra được chia cho tất cả mọi người trong bàn ăn.

5) Bruxelle: Nếu có dịp đến Bỉ vào tháng này, bạn có thể tới coi khu chợ Noel tại Thuin, một khu chợ độc đáo, có nét giống chợ nổi của ta. Hàng chục các cửa hàng rực rỡ ánh màu lung linh dội xuống bến cảng khiến không khí thật tưng bừng. Những chiếc thuyền này chỉ hoạt động cho mùa chợ Noel. Mỗi năm lại có thêm vài ba chiếc thuyền mới nhưng phong cách vẫn là ông già tuyết xuất hiện vui chơi cùng con trẻ và chủ yếu bán các vật trang trí cho Noel. Còn đến với khu chợ Noel Val-David thì bạn sẽ không thể nào làm ngơ trước những hương vị khác nhau. Mùi kẹo, chocolale, thịt nướng, nước sốt, gia vị, mứt, trái cây khô, hàng thủ công mỹ nghệ... hòa quyện lẫn nhau như muốn mang đến cho gia đình bạn một đêm Noel tràn đầy ý nghĩa. Trẻ em đến đây có thể nhận từ tay ông già Noel nhiều thứ quà vặt bắt mắt, thơm ngon...

6) Brazil: Tháng 12 ở Brazil đang là mùa hè với nhiều hoa nhiệt đới rực rỡ. Lễ Noel bao gồm rất nhiều hoạt động như cắm trại, pháo bông, đi thuyền và các lễ hội ngoài trời. Cảnh Chúa Giêsu ra đời, được gọi là presépios, là phần quan trọng nhất trong trang trí ngày lễ. Trẻ em Brazil được nhận quà từ Papai Noël, nghĩa là Ông già Noel.

7) Đan mạch: Đan mạch thời xưa theo Công giáo, nhưng đã đổi qua Tin lành, ngày nay Công giáo chỉ là thiểu số. Đêm Noel khi bọn trẻ lần đầu tiên thấy cây Noel của chúng đã được trang hoàng cùng với quà bánh, đồ chơi thì cả gia đình sẽ cùng nắm tay nhau và nhảy múa hát hò chung quanh cây Noel. Nhảy múa quanh cây noel, hát vang thánh ca và những bài nhạc  Giáng sinh với lá cờ tổ quốc là cách đón Giáng sinh quen thuộc với người dân 3 nước Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển.

8) Đại hàn: Nhiều người nước này vẫn tổ chức lễ Giáng Sinh, dù không phải là người Công giáo. Từ sáng sớm, mọi người đã múa hát ở khắp nơi. Các nhóm đi từ nhà này sang nhà khác đánh thức bạn bè và hàng xóm. Người ta chỉ ngừng múa hát khi mặt trời của ngày Giáng Sinh bắt đầu mọc. Nhiều nhà thờ cũng tổ chức các chương trình ca nhạc Giáng Sinh đặc biệt trong suốt cả ngày.

9) Đức: Trẻ trang hoàng cây Noel bằng tranh ảnh màu các vật dụng chúng yêu thích, sau đó đặt lên bên cạnh cửa sổ để qua đêm. Bọn trẻ tin rằng rắc thêm một chút đường lên cây thì chúng sẽ không bị ông già Noel bỏ rơi. Ở Đức có một loại hoa gọi là Hồng Giáng sinh (Christmas Rose) có thể nở rộ trên tuyết và các tảng băng.

10) Italia: Ở Ý, những nhạc công sẽ chơi những bài hát truyền thống bằng nhạc cụ Zampogna, một loại nhạc cụ giống như chiếc kèn túi, để chào mừng lễ Giáng sinh. Bữa ăn tối vào đêm Noel sẽ không có thịt và có thể có lươn, mỳ spaghetti với cá hay món Cardoni (được chế biến từ hoa hướng dương với trứng). Món bánh kẹo Giáng sinh được ưa thích là kẹo nuga hay còn gọi là kẹo Torrone và bánh Pandoro có hình ngôi sao, bánh hoa quả Panettone đặc biệt. Bọn trẻ sẽ được nhận quà trong lễ Hiển linh vào ngày 6 tháng giêng khi La Befana một bà phù thuỷ tốt bụng vào nhà qua đường ống khói và nhét đầy những món quà thú vị vào những chiếc tất hoặc là những viên than đá nếu chúng là những đứa trẻ chưa ngoan.

Đêm hôm sau lễ Noel, không phải ông già Noel mà là bà lão mang tên Strega Buffana đến thăm và tặng quà cho trẻ. Bọn trẻ tin rằng bà bay trên chiếc cán chổi và chỉ tặng quà cho trẻ ngoan, còn trẻ không ngoan sẽ bị bà phạt nặng. Người Ý thường gửi tặng đậu khô cho một số người bạn thân thiết của mình để họ nấu món súp đậu lăng. Đây là món súp bình dân nhằm nhắc nhở mọi người nhớ về thuở hàn vi. Ăn món soup trên sẽ giúp đem lại những điều tốt lành và thịnh vượng cho một năm mới.

11) Iran: Người Công giáo bắt đầu kiêng ăn các chế phẩm từ thịt động vật ngay từ ngày 1/12. Đây được gọi là "Mùa chay nhỏ", còn "Mùa chay lớn" diễn ra trong suốt 6 tuần trước lễ Phục sinh. Sau khi đi lễ nhà thờ, các giáo dân tổ chức bữa tiệc Giáng sinh với món ăn truyền thống là thịt gà hầm, còn gọi là Harasa. Quà Noel của bọn trẻ là những bộ quần áo mới mà chúng tự hào mặc trong ngày Giáng sinh.

12) Iraq: Đêm Noel, các gia đình theo đạo Công giáo quây quần bên nhau. Trẻ nhỏ đọc sự tích Chúa giáng sinh trong khi các thành viên còn lại cầm ngọn nến đã được thắp sáng. Sau khi trẻ kết thúc câu chuyện, mọi người đốt lửa bụi gai và cùng nhau múa hát xung quanh đống lửa bập bùng. Nếu bụi gai cháy thành tro thì xem như năm mới mọi người sẽ nhận được nhiều may mắn. Khi ngọn lửa tắt đi, từng thành viên trong gia đình phải nhảy qua đống tro tàn 3 lần rồi cầu nguyện cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Vào ngày Giáng sinh, một ngọn lửa mừng Giáng sinh khác bùng cháy tại sân nhà thờ. Vị linh mục đứng ra tổ chức lễ, sau đó khẽ chạm vào một người để ban phúc, rồi người này chạm vào người kế bên và cứ thế, tất cả mọi người có mặt đều nhận được "cái chạm hòa bình".

13) Ireland: Người Ai-len thắp nến trên cửa sổ để mời các vị Thánh hoặc những người qua đường mệt mỏi đang tìm nơi dừng chân vào trong nhà của họ. Theo truyền thống, bất cứ người qua đường nào đã dừng chân tại một ngôi nhà có thắp nến trên cửa sổ thì đều được chủ nhà mời ăn tối và một chỗ để nghỉ đêm. Ngày lễ Thánh Stephen, một ngày sau ngày lễ Giáng Sinh, cũng là ngày Quốc lễ của Ai-len. Các chàng trai trẻ, được coi là các con chim hồng tước, đi từ nhà này sang nhà khác, ca hát và mang theo một chiếc gậy dài có gắn cây nhựa ruồi. Cây nhựa ruồi được coi là nơi trú ẩn của chim hồng tước, biểu tượng của Thánh Stephen. Ngày nay, người ta không còn dùng chim hồng tước thật nữa. Trẻ em thường dùng túi nhỏ thay vì vớ để đựng quà của ông già Noel. Chúng còn để cạnh đó bánh ngọt và nước uống để ông già Noel có thể dùng bữa.  

14) Kenya: Nhà thờ được trang trí bằng hàng loạt quả bóng đủ sắc màu, dải lụa, hoa và cây Noel. Đêm Noel là thời điểm các thành viên trong gia đình từ phương xa về sum họp bên bữa tiệc nướng thịt ngoài trời.

15) Lebanon: Một tháng trước lễ Giáng sinh, mỗi gia đình sẽ gieo các hạt lúa trong một cái chậu nhỏ và chờ đến ngày Giáng sinh sẽ đem những chậu này đặt quanh hang đá và cây Giáng sinh.

16) Mexico: Lễ hội Las Posadas, kéo dài suốt 9 đêm, là một phần quan trọng của lễ Giáng Sinh ở Mexico. Posada, là một nhóm bao gồm cả người lớn và trẻ em, hoá trang thành những nhân vật trong câu truyện đêm Giáng Sinh, diễu hành diễn tả lại cảnh Thánh Giuse và Đức Mẹ đi tìm nơi trú chân tại Bethlehem. Đoàn diễn hành tiến đến ngôi nhà được chọn trong đêm đó, những người hành hương hỏi xin một chỗ nghỉ. Khi những người chủ nhà đồng ý cho họ vào, tất cả mọi người bắt đầu buổi lễ với nhạc, thức ăn vả có thể có cả pháo bông.

Trẻ em có thể dùng giày thay vớ để đựng quà. Đêm Noel, từng nhóm đồng ca sẽ cầm nến và lắc chuông rảo bước khắp các nẻo đường đến khi tới nhà thờ địa phương.

 
17) Mỹ USA:  Từ sau lễ Tạ ơn (Thanksgiving), người Mỹ đã chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, người Kitô giáo chuẩn bị theo tôn giáo mình. Người làm thương mại thì buôn bán kỷ vật cho ngày lễ.

Tại Mỹ, lễ Giáng sinh được kỷ niệm theo nhiều cách, mỗi cách phản ánh một truyền thống riêng. Những đứa trẻ của đảo Hawaii tin rằng ông già Noel đến từ một chiếc thuyền. Những đứa trẻ ở Alaska mang theo những ngôi sao rất lớn trong khi chúng vừa đi vừa hát mừng Noel. Ở New Mexico các gia đình trang trí những ngôi sao và đèn lồng giấy ở bên ngoài ngôi nhà của mình, còn ở Texas và Mexican - American những đứa trẻ tham gia vào lễ hội Posadas giống như được tổ chức ở Mexico.

Vì dân Mỹ là dân hợp chủng, đến từ khắp nơi trên thế giới, nên việc mừng lễ Giáng sinh cũng đa dạng. Nhưng vì phần lớn người nước này theo đạo Tin lành và Công giáo, nên tinh thần mừng lễ Giáng sinh cũng gần với đạo hơn, thường nhà nào cũng có cây thông Giáng sinh, chung quanh trang trí bằng đèn điện màu sắc, dưới gốc cây là các gói quà cho mọi người trong gia đình, các gói quà này sẽ được trao đổi nhau và mở ra sau bữa ăn mừng giáng sinh ban đêm, nói lên những lời chúc tốt đẹp nhất cho Giáng Sinh và năm mới .
 
18) Na Uy: Đêm Noel, người dân sẽ đặt một tô cháo mạch trong nhà để thờ thần bảo vệ nông trại, cầu mong ông đem lại một năm mới ấm no. Khi bọn trẻ lần đầu tiên thấy cây Noel của chúng đã được trang hoàng cùng với quà bánh, đồ chơi thì cả gia đình sẽ cùng nắm tay nhau và nhảy múa hát hò chung quanh cây Noel. Julenissen (Chú lùn Giáng sinh), đội một chiếc mũ chóp dài với bộ râu dài trắng xóa, mang quà đến cho trẻ em Na Uy. Mọi người trong gia đình cũng tặng quà nhau trong ngày Giáng Sinh. Trong quá khứ, trẻ em Na Uy mặc trang phục ngày Giáng Sinh và đi từ nhà này sang nhà khác để đòi thiết đãi, cũng giống như trẻ em Mỹ trong lễ Halloween. Đứa trẻ dẫn đầu sẽ hoá trang thành con dê và phong tục này được gọi là "going Julebukk". Ngày nay, trẻ em ở vùng nông thôn của Nauy vẫn còn giữ phong tục này.
 
19) Nam Phi: Giáng sinh cũng trúng thời điểm mùa hè. Người dân sẽ tổ chức tiệc Giáng sinh vào bữa trưa thay vì bữa tối. Sau đó, cả nhà sẽ đến thăm nhà người bạn thân của gia đình và được chủ nhà tặng một hộp Giáng sinh có chứa thức ăn trong đó.

20) New Zealand: Lễ Giáng sinh rơi vào giữa mùa hè. Thay vì uống nước nóng, ông già Noel sẽ dùng một ít bia ướp lạnh. Gia đình thường kéo nhau đi picnic hay đi biển và dùng tiệc tối Giáng sinh tại đây. Thông thường người dân thích dùng thịt sấy khô ướp lạnh hơn là thịt gà nóng trong lễ này.

21) Nga: Người Nga có cách tổ chức lễ hội Noel rất độc đáo vì theo lịch Chính thống giáo, ngày lễ Noel là vào ngày 31 tháng 12.

Ở Nga cũng như ở những nước khác, căn nhà được trang trí rất đẹp. Ở Mátxcơva tuyết rơi, cóng người trong giá lạnh, cha mẹ dẫn con cái đi xem các tủ kính bật đèn sáng choang và được trang trí lộng lẫy dành cho thiếu nhi. Cũng có chương trình ăn uống và tặng quà cho tất cả mọi người.

22) Nhật Bản: Người theo đạo Thiên chúa sẽ trưng bày tại nhà mình một cây Noel nhỏ có trang trí đồ chơi, búp bê, quạt giấy vàng, lồng đèn và chuông nhỏ. Ánh nến lung linh trên các cành thông làm tỏa sáng cây Noel vào đêm Giáng sinh. Ở xứ sở hoa anh đào, một trong những đồ trang trí phổ biến nhất trong lễ Giáng sinh là các con thiên nga được xếp bằng giấy. Trong ngày Noel, Hoteiosho - một trong những vị thần huyền thoại của Nhật - mang quà đến cho trẻ em. Bọn trẻ tin rằng vị thần Hoteiosho có cặp mắt ở đằng sau gáy nên dễ dàng quan sát và đánh giá hành vi của chúng. Những trẻ không ngoan sẽ không được tặng quà. Thói quen mua bánh Giáng sinh làm sẵn cũng góp phần thúc đẩy nghề làm bánh ở Nhật phát triển mạnh. Ngoài ra, bản nhạc Daiku, hay còn gọi là Số 9 vĩ đại vang lên ở nhiều nơi trong suốt dịp Giáng sinh và năm mới. Đây cũng là thời điểm mà người Nhật thỏa sức mua sắm. Họ xem đêm Noel là thời điểm thích hợp nhất trong năm để mua kim cương và các món quà trang sức khác tặng người yêu.

Ngày lễ này ở xứ hoa anh đào có ý nghĩa với các cặp tình nhân nhiều hơn.

Tokyo Tower, điểm hò hẹn nổi tiếng ở thủ đô Nhật Bản, đã lên đèn từ nhiều ngày nay và sẽ sáng cho đến hết Noel. Một số người tin rằng các đôi tình nhân đứng dưới chân tháp mỗi khi đèn sáng lên sẽ nói những lời yêu bất tử.

Khách sạn Tokyo Prince Hotel Park Tower quảng cáo hai phòng suites được trang trí đặc biệt dành cho đêm Noel với giá 2 triệu yên (tương đương 16,600 đô la) một đêm, bao gồm cả ăn tối. Cả hai phòng đều được khách đặt cho đêm 24-12 từ trước đây một tháng.

23) Pháp: Noel trước hết là ngày hội gia đình và thường tất cả gia đình tập trung tại nhà ông bà mình. Căn nhà được trang trí các tràng hoa và người ta bày ở chính giữa phòng lớn nhất trong nhà cây thông Noel. Mỗi người đặt một đôi giày gần lò sưởi (nếu có) hoặc dưới cây thông. Ông già Noel sẽ trao quà cho mọi người vào đúng chỗ. Trong một số gia đình để trẻ em có niềm tin vào ông già Noel, người ta để một ly rượu cho ông già Noel và một viên đường cho mỗi con tuần lộc kéo xe của ông. Các gia đình theo đạo Kitô đi chơi vào đêm để tham dự vào lễ tại nhà thờ. Trẻ em cũng nhận được các món quà do ...ông già Noel mang tới tặng. Tuy nhiên, ngày nay đa số các gia đình không còn đến nhà thờ nữa, và một người lớn trong gia đình được giao một nhiệm vụ nặng nề là phải vào căn phòng có trưng bày cây thông mà không ai nhìn thấy và đặt những món quà ở đó. Trẻ em bước vào phòng có bày cây thông, bé trước, lớn sau, chúng phát hiện ra các món quà, thật là tuyệt vời!

Cũng có những gia đình, trẻ nhỏ để giày của chúng bên lò sưởi trong đêm Giáng sinh để nhận quà từ ông già Noel. Những đứa lớn hơn thì đi cùng cha mẹ đến nhà thờ và sau đó trở về nhà cùng dùng bữa tiệc Réveillon (bữa ăn sau lễ Giáng sinh). Ở Pháp, tại Paris và Lyon, các chương trình múa rối mừng lễ Noel rất phổ biến. Tại Paris ban đêm được làm đẹp bằng muôn màu từ ánh điện biến hóa, lung linh, trong cái lạnh của mùa Giáng sinh.

24) Phần Lan: Mọi người có tục lệ đi tắm hơi trước khi ông già Noel đến thăm. Sau khi đi lễ nhà thờ, mọi người sẽ viếng mộ người thân và thắp nến cho họ. Trẻ em sẽ nhận quà trong đêm Noel từ một thành viên trong gia đình ăn mặc giống hệt ông già Noel. Bọn trẻ luôn tin đó là ông già Noel thật và chỉ khi lớn lên, chúng mới nhận biết là giả.

25) Singapore: Giáng sinh được hầu hết người dân nơi đây đón nhận và chung vui với nhau, dù người theo Đạo Thiên Chúa chỉ chiếm khoảng 15% dân số.

Người dân đảo quốc này năm nay còn dựng cả một cây thông rất to ngay giữa một ngã tư đường phố đông đúc để mọi người cùng thưởng thức không khí lễ hội. Cách đó không xa, một khu vườn trang trí theo kiểu nơi Chúa ra đời cùng những hang động của ông già Noel cũng được rất nhiều người viếng thăm.

26) Tây Ban Nha: Tại xứ sở bò tót, ông già Noel đi phát quà bằng cách trèo qua ban công từng nhà. Vào ngày 6/1, trẻ cũng sẽ được Ba Vua (Three Wise Men) đến thăm và tặng quà.

27) Thái Lan: Chính quyền Thái lan khuyến khích mọi người chung vui Noel. Họ đã nỗ lực xây dựng Bangkok và một số thành phố khác thành trung tâm mua sắm và vui chơi cho mọi người vào dịp Giáng sinh.

"Bangkok phải là một thành phố quốc tế để đón chào lễ hội quốc tế là Giáng sinh, dù chúng tôi đã số theo Đạo Phật", ông Thanes Petchsuwan, một quan chức cấp cao ngành du lịch Thái Lan cho biết.

28) Thụy Điển: Công chúa tuyết độ tuổi từ 8 - 11 sẽ giúp ông già Noel giao quà cho những trẻ ngoan. Từ sớm ngày Noel, cả nhà thờ được thắp sáng bằng nến để phục vụ lễ Giáng sinh.

29) Thụy Sĩ: Ông già Noel đi trên xe buýt điện đã được trang trí và chở bọn trẻ đi một vòng quanh thành phố, cùng nhau hát hò và phân phát cho chúng những giỏ đầy ắp bánh kẹo.

30) Trung Quốc: Nhà của người Công giáo được thắp sáng bằng nhiều loại đèn lồng giấy lộng lẫy. Cây Noel mà người dân quen gọi là "Cây ánh sáng" được trang trí bằng hoa giấy, đèn giấy và các dải vòng giấy nhiều sắc màu. Trẻ em Trung Quốc dùng loại vớ dài bằng vải mỏng để đựng quà của ông già Noel.

31) Úc: Ở Úc, lễ Giáng Sinh là vào mùa hè, thời tiết rất đẹp và một truyền thống phổ biến nhất là hát mừng ngoài trời.  Nhiều người Úc, ngày 25 tháng tụ tập ở Bondi Beach, gần Sydney, để tổ chức lễ Noel .Ngày 25 tháng 12 ở Úc thường là ngày rất nóng trong mùa hè, người dân Úc thường ngồi rất lâu với các món ăn Anh truyền thống, phù hợp với khí hậu Anh.

Ngày nay, mọi thứ dần thay đổi. Bữa ăn gồm đồ biển và hoa quả nhập cảng, thay thế những món ăn nặng và nóng truyền thống ở nước Anh lạnh lẽo. Ngày nay, ông già Noel, thay vì mặc áo choàng dài, quần và mũ màu đỏ, thì lại mặc áo tắm, và xe trượt tuyết không phải được các con tuần lộc kéo mà là... các con kanguru.

Một số gia đình ở Úc lại tổ chức bữa ăn đêm Giáng Sinh trên bãi biển, hay chơi trò cricket.  

32) Ukraine: Ông già tuyết sẽ đến thăm các em thiếu nhi trên chiếc xe trượt tuyết do 3 con tuần lộc kéo. Đi cùng với ông là công chúa tuyết trong trang phục màu xanh bạc có viền lông trắng, trên đầu cô đội một vòng hoa có hình dạng như bông tuyết.

33) Việt nam: Lễ Giáng sinh không còn dành riêng cho người Công giáo, nhưng cho mọi người chung vui trong tình con Chúa.

Ngay từ đầu tháng 12, các cửa hàng ở thành phố lớn đã nhộn nhịp trang trí, tiếng nhạc mừng Giáng sinh vang lên rộn rã. Thiệp giáng sinh bay đi khắp nơi, ông già Noel xuất hiện trên đường phố...

Thời tiết ở miền Nam ấm áp nên Thánh lễ đêm 24 đông người tham dự, giới trẻ rủ nhau đi lễ và đi chơi. Nhiều người không theo đạo Công giáo cũng được mời đến nhà thờ khắp nơi  mừng Chúa Giáng sinh.

Ngoài Bắc, nhà thờ chính tòa Hà nội không còn chỗ chen chân. Trong Nam, nhà thờ chính tòa Sài gòn cũng không đủ chỗ, thánh lễ phải cử hành tại đầu nhà thờ, trên đường Độc lập cũ, rất trang nghiêm. Ngày trước năm 75, dù thời gian chiến tranh nhưng trên lý thuyết hai bên Quốc-Cộng đều ngưng bắn để mừng lễ Giáng sinh.

Người Việt Nam mừng Giáng sinh như người Tây phương, sau khi dự thánh lễ, nhiều gia đình công giáo Việt Nam vẫn giữ tục lệ ăn "Réveillon" vào lễ nửa đêm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Bài viết ngẫu nhiên

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...